Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Tiến Huy
Xem chi tiết
Đinh Minh Đức
24 tháng 3 2022 lúc 21:30

Tại sao trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Chích lại đề xuất kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An?

 

 A.

Do quân Minh đã chiếm hết địa bàn Thanh Hóa

 B.

Nghệ An là nơi thuận lợi cho giao thông thủy, bộ

 C.

So với rừng núi Thanh Hóa, Nghệ An đất rộng, người đông và rất hiểm yếu

 D.

Do nghĩa quân Lam Sơn thất bại phải rút lui về Nghệ An

14

Dưới thời Lê sơ, nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yêu dưới hình thức nào?

 A.Giáo dục, khoa cử

 B.Cha truyền con nối

 C.Tiến cử

 D.Chọn người có công

15Sự kiện Lê Lai hi sinh cứu Lê Lợi đã dẫn tới

 A.tấm gương sáng đối với quân sĩ.

 B.làm cho quân Minh tưởng giết được Lê Lợi nên rút quân.

 C.tiêu diệt được một phần lớn quân Minh.

 D.bảo vệ được căn cứ Chí Linh.

16Chiến thắng nào đưới đây là chiến thắng lớn nhất trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm thời Lê sơ ?

  A.Chiến thắng Ngọc Hồi.

 B.Chiến thắng Đống Đa

 C.Chiến thắng Bạch Đằng.

 D.Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang.

17Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

  A.Từ đây, chấm dứt các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc

 B.Hoàn thành nhiệm vụ giải phóng đất nước

 C.Mở ra thời kỳ mới của dân tộc Việt Nam – thời Lê Sơ

 D.Kết thúc 20 năm đo hộ tàn bạo của nhà Minh

18Một trong những trận đánh quyết định thắng lợi của quân khởi nghĩa Lam Sơn là

 A.Trận đánh thành Nghệ An.

 B.Trận đánh ải Chi Lăng.

 C.Trận tập kích đồn Đa Căng.

 D.Trận đánh thành Đông Đô.

19Cho các dữ kiện sau:

1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê

2. Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên

3. Kháng chiến chống Tống thời Lý

4. Khởi nghĩa Lam Sơn

Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian các cuộc kháng chiến

và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt

trong các thế kỉ X đến XVIII

 

 A.

1,3,2,4

 B.

1,2,3,4.

 C.

2,3,4,1

 D.

3,2,4,1

20

Kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động nghĩa quân Lam Sơn vào Nghệ An của Nguyễn Chích là

 A.kế sách đúng đắn sáng suốt, giúp cuộc khởi nghĩa Lam Sơn phát triển

 B.

kế lấy đoản binh để thắng trường trận

 C.

kế sách sai lầm khiến nghĩa quân Lam Sơn ngày càng gặp khó khăn

 D.

kế dụ địch để tiêu diệt

Bình luận (0)
nguyễn thiên kỳ
Xem chi tiết
Lê Michael
21 tháng 3 2022 lúc 19:08

D

Bình luận (2)
Trần Thị Như Quỳnh 6/4
21 tháng 3 2022 lúc 19:08

D

Bình luận (2)
Vũ Quang Huy
21 tháng 3 2022 lúc 19:08

D

Bình luận (0)
châu _ fa
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
25 tháng 1 2022 lúc 13:39

B

Bình luận (0)
Nguyễn acc 2
25 tháng 1 2022 lúc 13:42

Câu 1 : tại sao Nguyễn Chính  lại đề nghị chuyển quân vào Nghệ An ?

A. Nơi đất đai màu mỡ tại sao Nguyễn Chính  lại đề nghị chuyển quân vào Nghệ An ?

A. Nơi đất đai màu mỡ

B. Đất rộng , người đông , địa hình hiểm yếu

C. Địa thế ít thuận lợi

D. Con người ở đây chăm chỉ làm ăn , ko ham danh lợi

tham khảo:

Câu 2 : Em có nhận xét gì về kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi ?

- Kế hoạch của Lê Lợi rất chu đáo và toàn diện, chia quân tấn công địch từ nhiều phía, chặn đường tiếp tế và rút lui của địch, buộc địch vào thế bị động.

- Kế hoạch tiến quân ra Bắc rất hợp lý và đúng đắn. Với kế hoạch này, nghĩa quân giải phóng được nhiều đất đai, thành lập được chính quyền mới.

Câu 3 : Em hãy sưu tầm những câu chuyện , bài thơ nói về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?

Hồi ấy, giặc Minh sang xâm chiếm nước ta, đối đãi với dân ta vô cùng tàn ác. Không một ai là không nghiến răng chau mày. Bấy giờ có Lê Lợi nổi quân đánh bại lại chúng; nhưng trong lúc mới khởi nghĩa, quân ít lương thiếu, mấy lần bị giặc đánh đuổi, mỗi người chạy một nơi. Nhưng ông không ngã lòng nản chí. Ít lâu sau, được mọi nơi giúp của giúp người nên thanh thế lại dần nổi lên.

Một hôm, đội quân của Lê Lợi bị thua nặng. Một mình ông thoát được vòng vây chạy về một xóm kia. Nhưng một toán quân Minh đã phát hiện ra, đuổi theo rất gấp.Khi đi qua một lùm cây,ông bỗng thấy hai vợ chồng một ông lão đang be bờ bắt cá ở ruộng. Ông liền chạy xuống nói với ông lão:

- Cụ làm ơn cho tôi bắt cá ở đây với, lũ chó Ngô sắp tới bây giờ!

Ông lão cởi ngay chiếc áo đang mặc ném cho ông, và ra hiệu bảo ông cứ xuống mà bắt.

Lê Lợi vừa thò tay xuống bùn thì cả toán quân giặc đã sồng sộc chạy tới. Một đứa trong bọn nhìn quanh nhìn quất rồi dừng lại bên cạnh đám ruộng:

- Này lão kia có thấy Lê Lợi chạy qua đây không?

Ông lão lắc đầu:

- Từ khi chúng tôi tát cá ở đây chả có người nào chạy qua cả.

Trong lúc những tên giặc khác đang lục soát bờ bụi, thì Lê Lợi cũng ngẩng đầu lên nhìn theo. Ông lão quát:

- Thằng bé kia, mày không bắt đi để còn về ăn cơm, nhìn ngó cái gì?

Lê Lợi biết ý, lại cúi xuống bắt cá như cũ. Quân giặc đứng trên bờ tưởng người nhà ông lão nên không hỏi thêm gì nữa. Một chốc sau, chúng rút đi nơi khác.

Tối hôm ấy, ông lão đưa Lê Lợi về nhà mình. Một đám quân bị lạc chủ tướng lúc này cũng tìm được đến đây với Lê Lợi. Đây là một thôn ở gần núi, dân cư rất nghèo, thường ngày ăn uống rất kham khổ. Trong nhà ông lão có nuôi một con khỉ. Thấy không có gì đãi quân khởi nghĩa, mà đi mua bán thì sợ không giữ được kín tiếng, hai ông bà bàn nhau giết thịt con khỉ kho lên cho mọi người làm thức ăn, riêng Lê Lợi thì có thêm một đĩa cá chép vừa bắt được lúc chiều. Cơm dọn ra. Cả tướng lẫn quân vừa mệt vừa đói nên ăn rất ngon lành. Mờ sáng hôm sau trước khi từ giã, Lê Lợi nắm lấy tay ông lão, nói:

- Chúng tôi không bao giờ quên ơn lão. Sau này lúc nước nhà hưng phục, sẽ mong có dịp báo đền.

*

Lần thứ hai, Lê Lợi lại bị thua to, quân sĩ không chống nổi với lực lượng hùng hậu của giặc nên xiêu bạt mỗi người một nẻo. Lê Lợi một mình trốn về rừng già, có ba tên giặc đuổi theo sát nút. Qua một đoạn đường rẽ ông bỗng bắt gặp thây một cô gái bị giặc hãm hiếp và giết chết. Ông vẫn còn đủ thì giờ dừng lại khấn: -"Xin vong hồn nàng hãy cứu ta lúc này, ta sẽ vì nàng ra sức báo thù lúc khác".

Khấn đoạn lại chạy, nhưng bấy giờ nguy cấp quá, ông đành chui liều vào một bụi cây. Quân Minh đuổi theo đến khoảng đó thì dừng lại nhìn ngó quanh quất, chưa biết nên tìm ngả nào, chúng xuỵt chó đi sục sạo. Thấy con chó cắn vang ở phía bụi có Lê Lợi nấp, chúng liền lấy giáo thọc vào bụi, đâm phải đùi ông. Lê Lợi cắn răng để khỏi phải kêu lên, và trước khi ngọn giáo rút ra, ông vẫn không quên dùng vạt áo lau máu dính ở giáo.

Nhưng chó vẫn cứ nhằm bụi cây cắn inh ỏi. Lũ giặc tin chắc có người nấp trong đây; chung toan lao giáo vào một lần nữa, thì bỗng trong bụi nhảy vụt ra một con chồn. Chó thấy chồn lập tức đuổi theo cắn râm ran. Lũ giặc thấy vậy đánh chó và mắng: -"Chúng tao nuôi mày để săn người An-nam chứ có phải săn chồn đâu?". Và rồi chúng kéo nhau bỏ đi nơi khác. Nhờ thế Lê Lợi lại được thoát nạn.

*

Sau những ngày chiến đấu gian khổ, quân đội khởi nghĩa bắt đầu thu hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, quân Minh cũng tiếp tục mất hết thành nọ đến thành kia. Cuối cùng bọn giặc phải bỏ giáp quy hàng. Lê Lợi lên ngôi vua ở Thăng Long. Nhưng ông chẳng bao giờ quên những người đã cứu giúp mình và nghĩa quân ngày trước. Ông mới sai đại thần mang một mâm vàng bạc về tận nhà hai ông bà già để tặng. Song bấy giờ cả hai vợ chồng đều đã chết cả. Ông bèn sai dựng một ngôi đền ở ngay trên nền nhà cũ. Hàng năm ông bắt các quan phải tới đây làm lễ quốc tế. Cỗ cúng rất đơn giản, chỉ có một đĩa xôi, một bát thịt khỉ và một đĩa cá chép nướng, đúng như lúc hai vợ chồng lão dọn cỗ cho nghĩa quân ăn.

Còn chỗ có thây cô gái chết, ông cũng sai lập một miếu thờ vì nghĩ rằng chỉ có hồn thiêng của nàng đã hóa làm chồn đánh lạc hướng bầy chó của giặc thì ngày ấy mình mới qua cơn hiểm nghèo. Không biết tên của nàng, ông sai gọi nàng là Hộ quốc phu nhân, nghĩa là bà phu nhân giúp nước. Người ta cũng gọi là Hồ Ly phu nhân.[1]

KHẢO DỊ

Người Nghệ-An có truyền thuyết Núi Phù Lê:

Ở một hòn núi thuộc huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) ngày ấy có một cây đa sống lâu đến tám, chín trăm năm, ruột rỗng thành lỗ. Bị giặc Minh đánh đuổi, Lê Lợi chui vào cái lỗ ấy ẩn nấp. Giặc xuỵt chó đi tìm. Đến cây đa, chó đánh hơi và sủa mạnh. Từ trong lỗ bỗng vụt nhảy ra một con chồn. Chó đuổi theo và giặc cũng theo chân chó, nhờ vậy Lê Lợi thoát nạn. Khi bước ra khỏi lỗ một quãng thì thấy có thây một đàn bà chết. Lê Lợi nghĩ rằng chính người đàn bà ấy đã hóa thành chồn để cứu mình, bèn bảo quân chôn cất. Và khi dẹp xong giặc nước, vua phong cây đa ấy là cây Phù Lê, núi cũng mang tên ấy. Người đàn bà được phong thần, sau dân lập đền thờ.[2]

Người Nghệ- an còn có một truyện khác cắt nghĩa nguồn gốc cái tên làng Cẩm-bào (nay thuộc xã Diễn- trường, Diễn-châu, Nghệ An):

Khi đánh quân Minh, Lê Lợi có lần bị giặc đuổi, chạy qua đây. Lúc này có một người đang làm ngoài đồng. Người ấy bảo:-"Hãy cởi áo bào tôi cứu cho". Nói xong người ấy đổi áo cho Lê Lợi. Giặc đến thấy người mặc áo bào tưởng là người mà mình đang tìm bèn giết chết. Còn Lê Lợi thì lẩn vào trong xóm thoát được. Khi lên ngôi vua, ông sai đặt tên làng ấy là Cẩm-bào để nhớ ơn. Nay còn cái cầu gần ga Yên-lý mang tên ấy.[3]

 
Bình luận (2)
Anh ko có ny
25 tháng 1 2022 lúc 13:43

B

Bình luận (0)
Trầm Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Tá Phát
7 tháng 3 2022 lúc 9:17

cột B đâu

Bình luận (2)
sky12
7 tháng 3 2022 lúc 10:44

13. Điền nội dung các ý ở cột B sao cho phù hợp với cột A

                     A

                           B

1. Năm 1423, quân Minh chấp nhận tạm hòa với Lê Lợi nhằm mục đích:

1.Mua chuộc Lê Lợi,hòng làm mất ý chí của quân dân ta 

2. Nguyễn Chích đề nghị tạm rời núi Thanh Hóa chuyển quân vào Nghệ An là để:

2.Dựa vào địa thế hiểm yếu của vùng đất Nghệ An để quay ra đánh Đông Đô

3. Mục đích đặt phục binh tại Tốt Động, Chúc Động  

3.-Nắm được hướng  tiến quân của Vương Thông,khi quân Minh lọt vào trận địa,quân ta nhất tề xông ra đánh giặc,dồn quân giặc xuống cánh đồng lầy lội để tiêu diệt.

- Nhằm chặn đường rút lui về Đông Quan của quân giặc

4. Sau trận Chi Lăng, Lê Lợi sai đem chiến lợi phẩm đến doanh trại của Mộc Thạnh nhằm:

4.Khiến quân giặc hoang mang,khiếp đảm,rút quân về nước 

5. Bình Ngô đại cáo là một áng anh hùng ca…

5.Tổng kết hết sức tài tình cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta từ những ngày gian lao ở núi Chí Linh đến các chiến thắng lẫy lừng Tốt Động-Chúc Động,Chi Lăng-Xương Giang

6. Câu thơ: “ Xã tắc từ đây bền vững

Giang sơn từ đây đổi mới” toát lên…

6. niềm tự hào dân tộc sâu sắc,chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo sáng ngời "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,Lấy chí nhân để thay cường bạo"của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa đó

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Lê Duy Hưng
19 tháng 1 2023 lúc 20:59

* Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động chính của nghĩa quân vào Nghệ An vì:

- Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng người đông…

- Chiếm giữ được Nghệ An để làm đất đứng chân, rồi dựa vào sức người và của cải ở Nghệ An để quay ra đánh Đông Đô thì có thể giành thắng lợi

* Kết quả: Chỉ trong vòng 10 tháng, nghĩa quân đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân. 

Bình luận (0)
Nguyễn Huy Hoàng
Xem chi tiết
OH-YEAH^^
16 tháng 3 2022 lúc 19:15

D

Bình luận (0)
NGUYỄN♥️LINH.._.
16 tháng 3 2022 lúc 19:15

D

Bình luận (0)
Lê Michael
16 tháng 3 2022 lúc 19:15

D

Bình luận (0)
Ngô Thanh Hoài
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 14:34

vì  Nghệ An là vùng đất rộng, người đông địa hình hiểm trở xa trung tâm của địch

Bình luận (0)
Phạm Thái Dương
19 tháng 5 2016 lúc 15:57

Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời rừng núi Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An là nơi đất rộng người đông và cũng rất hiểm yếu để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô.

Bình luận (0)
tran le nhu hoa
16 tháng 1 2018 lúc 20:20

co moi day minh hom qua nha

nguyen chich dua ra ke hoach chuyen dia bang hoat dong ve nghe an noi dat rong nguoi dong dia the hiem yeu va ke hoach nay duoc le loi chap nhan nghia quan theo duong nui vao nghe an

Bình luận (0)
Nguyễn Trịnh Tuyết Loan
Xem chi tiết
FG★Đào Đạt
27 tháng 1 2021 lúc 19:11

Vì Nghệ An là nơi đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô. - Việc thực hiện kế hoạch đã giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây mở rộng địa bàn hoạt động trên phạm vi từ Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ɣ/ղ✿ʑคภg✿♄ồ‿
27 tháng 1 2021 lúc 19:12

  Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An :

Vì Nghệ An là nơi đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô.

- Việc thực hiện kế hoạch đã giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây mở rộng địa bàn hoạt động trên phạm vi từ Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Vì sao Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An

Vì : 

 Đất rộng,người đông,địa hình hiểm yếu, dễ đánh Đông Đô

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tây Nguyễn Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Chi
6 tháng 5 2021 lúc 20:40

Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời rừng núi Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An là nơi đất rộng người đông và cũng rất hiểm yếu để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa